Website trường THPT Chuyên Thái Bình

http://chuyenthaibinh.edu.vn


Bản dự thảo về việc biên soạn lịch sử Trường

THPT Chuyên TB

THPT Chuyên TB

Được Ban giám hiệu trường THPT Chuyên Thái Bình giao nhiệm vụ soạn thảo lịch sử nhà trường, nhóm lịch sử trường THPT Chuyên Thái Bình xin trình bày Bản dự thảo về công tác tổ chức biên soạn và những nội dung cơ bản của lịch sử trường THPT Chuyên và hệ chuyên Thái Bình. Chúng tôi xin được sự góp ý của quý thầy, cô.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc

 

BẢN DỰ THẢO V/V BIÊN SOẠN   

“LỊCH SỬ 25 NĂM PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH”

           

Được Ban giám hiệu trường THPT Chuyên Thái Bình giao nhiệm vụ soạn thảo lịch sử nhà trường, nhóm lịch sử trường THPT Chuyên Thái Bình xin trình bày Bản dự thảo về công tác tổ chức biên soạn và những nội dung cơ bản của lịch sử trường THPT Chuyên và hệ chuyên Thái Bình. Chúng tôi xin được sự góp ý của quý thầy, cô.

 

A/ CÔNG TÁC TỔ CHỨC BIÊN SOẠN

 

I. Kế hoạch thời gian

1. Thời gian bắt đầu: 1/2012

2. Thời gian hoàn thành: 8/2013 (trước lễ kỉ niêm 45 năm ngày thành lập trường)

II. Các bước nghiên cứu, biên soạn

  1. Thống nhất về bố cục, những nội dung chính của Bản đề cương lịch sử nhà trường (được trình bày cụ thể ở phần B).
  2. Phân công công tác: Việc biên soạn lịch sử nhà trường là nhiệm vụ chung của toàn trường, tiên phong là các thành viên trong Nhóm sử, đồng thời tận dụng sự giúp đỡ của Hội Cựu giáo chức và các thế hệ học sinh đã và đang công tác tại trường.
  3. Thông báo về việc biên soạn lịch sử nhà trường trên Website của trường nhằm mời gọi sự cộng tác, giúp đỡ, lấy ý kiến, tư liệu từ các thế hệ thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, các cựu học sinh và các em học sinh đang học tại trường ... để cuốn Lịch sử Nhà trường khi hoàn thiện sẽ phản ánh chân thực quá trình xây dựng và trưởng thành của trường THPT Chuyên Thái Bình.  
  4. Chắp bút (kiểu chữ: Times New Roman), kiểm duyệt và in ấn (dự kiến tháng 6/2013).

III. Cơ sở vật chất cần thiết

  1. Máy ảnh (chụp hình và tư liệu).
  2. Tài chính (công tác phí, phôtô tư liệu…).
  3. Phương tiện hỗ trợ: ôtô (khi cần phỏng vấn các Nhân chứng lịch sử ngoài tỉnh).

IV. Khó khăn và thuận lợi.

  1. Khó khăn: Trường thành lập năm 1988, nhưng trước đó, Thái Bình đã có hệ chuyên với nhiều thành tích giáo dục nổi bật (đặc biệt là công tác bồi dưỡng HSG), việc viết lịch sử của nhà trường cần có sự đầu tư nhiều về thời gian, công sức và sự đóng góp ý kiến của các thế hệ thầy cô giáo, các bậc phụ huynh, các cựu học sinh và học sinh của trường; Các Nhân chứng lịch sử, nhất là các thầy, cô công tác taị trường thời kì đầu hoặc đã mất, hoặc sức khỏe yếu, hoặc sống tại các thành phố và các vùng miền khác trong nước… nên việc gặp gỡ trao đổi, phỏng vấn, sưu tầm tư liệu gặp nhiều khó khăn; Tài liệu thành văn ít, chưa có một tài liệu chuyên nghiên cứu nào về vấn đề này, nhất là trong thời kì đầu của hệ chuyên Thái Bình. Trong khi thực hiện việc biên soạn lịch sử nhà trường, các thành viên trong nhóm sử vẫn phải thực hiện tốt công tác giảng dạy, chủ nhiệm và các công tác khác.
  2. Thuận lợi: Sự giúp đỡ của các tổ nhóm chuyên môn và toàn trường. Các thành viên trong nhóm sử nhiệt tình, hăng hái, tận tâm với công việc mà nhà trường đã tin tưởng giao cho. Việc biên soạn lịch sử nhà trường trong giai đoạn này là hợp lý, cần thiết, có tác dụng tốt trong việc phát huy truyền thống và công tác giáo dục toàn diện của nhà trường; phù hợp với sự chỉ đạo của Bộ giáo dục, Tỉnh ủy và Sở giáo dục Thái Bình; phù hợp với xu thế phát triển chung của các trường THPT Chuyên trong toàn quốc.

B/ SƠ THẢO NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ

“LỊCH SỬ 25 NĂM PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH”

 

      1. Tên đề tài: “Lịch sử 25 năm phát triển trường THPT Chuyên Thái Bình”

2. Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về lịch sử hình thành, phát triển của trường THPT Chuyên Thái Bình từ năm 1988 đến 2013.

3. Mục đích: Biên soạn khách quan các sự kiện, nhân vật lịch sử nhà trường từ 1988-2013, từ đó rút ra quy luật phát triển của nhà trường, đúc rút bài học kinh nghiệm về sự phát triển; qua đó giáo dục truyền thống tốt đẹp của nhà trường đối với các thày cô giáo, các thế hệ học sinh đã và đang công tác, học tập tại trường.

4. Cấu trúc: Ngoài lời giới thiệu và phần kết luận, tác phẩm được chia thành bốn chương. Nội dung cơ bản như sau:

 

Chương I: Thái Bình với truyền thống giáo dục.

  1. Mảnh đất và con người.

1. Mảnh đất

            Thái Bình là một tỉnh ven biển thuộc đồng bằng sông Hồng, miền Bắc Việt Nam. Diện tích 1,495 km2 bằng 0,44% diện tích cả nước…

            Những điều kiện địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn, giao thông cộng với nguồn lực lao động dồi dào đã tạo cho Thái Bình một thảm thực vật quanh năm, thích ứng với việc phát triển nghề trồng lúa nước, các cây rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả… Cũng như việc nuôi trồng một số động vật và gia cầm có nguồn gốc á nhiệt đới.

Từ lâu, Thái Bình đã có tiếng là địa phương trù phú “kho người vựa lúa” không chỉ nuôi sống cư dân nơi đây mà còn cung cấp một số lượng lớn về sức người và lương thực trong các cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược của dân tộc. Trong tương lai Thái Bình sẽ ngày càng có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân.

2. Con người

            Cư dân bản địa vùng đất cổ Thái Bình ít, phần nhiều do các dòng thiên di về từ hàng nghìn năm nay. Theo tộc phả của nhiều dòng họ cho thấy phần đông là dân miền Trung du Bắc Bộ đi xuống và Thanh Hóa, Nghệ An đi ra...

            Tại các làng xóm, điền trang, thái ấp…, người dân kết tụ lại bằng “tình làng-nghĩa xóm”, đùm bọc nhau xây dựng và bảo vệ quê hương bằng chính nước mắt, mồ hôi xương máu qua nhiều thế hệ.

  1. Truyền thống giáo dục

Cùng với truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, Thái Bình có truyền thống giáo dục, hiếu học, đã sản sinh ra nhiều nhà khoa bảng qua các triều đại phong kiến. Buổi đầu quốc gia độc lập, trong thế kỉ X-XI, các triều đình phong kiến đều phải mời cao tăng làm quốc sư đào tạo nhân tài cho đất nước… Thái Bình thời Lý, Trần, Hồ có 6 người trong tổng số 65 vị đỗ đại khoa, chiếm gần 1/10 số tiến sĩ cả nước.

Thế kỉ XV, nho học phát triển và đạt đến cực thịnh. Ở thời kỳ này đã xuất hiện các thầy giáo tài đức là người Thái Bình như Nguyễn Thành, Ngyễn Thị Lộ, Quachs Đình Bảo, Nguyễn Bảo, Đỗ Nhân An…

Thái Bình dưới thời phong kiến đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu về tinh thần vượt khó hiếu học…

Nhìn lại tiến trình lịch sử, nhân dân Thái Bình rất đỗi tự hào về truyền thống tốt đẹp của mình, tự hào đã sản sinh ra hàng vạn người con ưu tú, đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhân dân Thái Bình vinh dự và tự hào được Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm 5 lần (tháng 1/1946, tháng 4/1946, tháng 10/1958, tháng 3/1962, tháng 1/1967).

 

Chương II: 20 năm hình thành và phát triển hệ chuyên

I. Hoàn cảnh ra đời

II. 20 năm hình thành và phát triển hệ chuyên Thái Bình.

1. Giai đoạn 1968-1972: Hệ chuyên toán tại trường cấp III thị xã Thái Bình

(nay là trường THPT Lê Qúy Đôn).

            (Cần làm rõ thêm năm 1972)

2. Giai đoạn 1974-1988: Hệ chuyên toán tại trường cấp III Nam Thư Trì

(nay là trường THPT Nguyễn Trãi). Từ năm 1984, có thêm hệ chuyên Văn, một số học chuyên Nga, sau đó các lớp chuyên được chuyển về trường cấp III thị xã Thái Bình.

 

Chương III: 25 năm xây dựng, phát triển trường THPT Chuyên Thái Bình.

  1. Hoàn cảnh ra đời.
  2. 25 năm xây dựng, phát triển của trường THPT Chuyên Thái Bình.

1. Giai đoạn 1988-1993

- Đặc điểm tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Thái Bình.

- Quy mô xây dựng và phát triển trường THPT Chuyên Thái Bình.

- Thành tích đạt được trong công tác giáo dục và giáo dưỡng.

- Bài học kinh nghiệm 

2. Giai đoạn 1994-2003

            (nội dung viết giống giai đoạn 1988-1993)

3. Giai đoạn 2004-2013

            (nội dung viết giống giai đoạn 1988-1993)

 

Chương IV: Định hướng phát triển của nhà trường.

  1. Chủ trương của Bộ giáo dục, Đảng bộ, Uỷ ban nhân dân, Sở giáo dục tỉnh Thái Bình v/v xây dựng, phát triển trường THPT Chuyên Thái Bình.
  2. Quan điểm của Ban giám hiệu trường THPT Chuyên Thái Bình.

 

Phụ lục: Những hình ảnh hoạt động của nhà trường

  1. Chân dung Ban giám hiệu qua các thời kì.
  2. Hoạt động của Đảng ủy.
  3. Hoạt động của Công đoàn.
  4. Hoạt động của các tổ, nhóm chuyên môn và các đoàn thể khác.
  5. Nguồn hấp dẫn lớn từ những bức chân dung.
  6. Cảm nghĩ của các thế hệ học sinh về Trường THPT Chuyên Thái Bình.

 

 

Thái Bình, ngày 16 tháng 2 năm 2012

Nhóm biên soạn

Bộ môn Lịch sử

 

Tác giả bài viết: Nhóm lịch sử

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây