Website trường THPT Chuyên Thái Bình

http://chuyenthaibinh.edu.vn


Dự thảo lịch sử trường THPT Chuyên TB

Dự thảo lịch sử trường THPT Chuyên TB
Vùng đất thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay, vào thời Bắc Thuộc trước thuộc hương Đa Cương. Thời Trần đổi làm Phủ Long Hưng. Thời vuaLê Thánh Tông vùng đất Thái Bình ngày nay thuộc trấn Sơn Nam. Đến cuối thời nhà Lê Trung Hưng sang đầu nhà Nguyễn, vùng này thuộc trấn Sơn Nam Hạ. Năm 1832, vua Minh Mạng cắt hai phủ Thái Bình, Kiến Xương nhập vào tỉnh Nam Định, nhập phủ Tiên Hưng vào tỉnh Hưng Yên.
Chương I: Thái Bình với truyền thống giáo dục.
I. Mảnh đất và con người.
1. Mảnh đất
Vùng đất thuộc tỉnh Thái Bình ngày nay, vào thời Bắc Thuộc trước thuộc hương Đa Cương. Thời Trần đổi làm Phủ Long Hưng. Thời vuaLê Thánh Tông vùng đất Thái Bình ngày nay thuộc trấn Sơn Nam. Đến cuối thời nhà Lê Trung Hưng sang đầu nhà Nguyễn, vùng này thuộc trấn Sơn Nam Hạ. Năm 1832, vua Minh Mạng cắt hai phủ Thái Bình, Kiến Xương nhập vào tỉnh Nam Định, nhập phủ Tiên Hưng vào tỉnh Hưng Yên.
Tỉnh Thái Bình được thành lập vào năm thứ hai niên hiệu Thành Thái nhà Nguyễn (1890), từ hai phủ Kiến Xương và Thái Bình của tỉnh Nam Định và lấy thêm huyện Thần Khê của phủ Tiên Hưng thuộc tỉnh Hưng Yên. Huyện Thần Khê lúc đó được nhập vào phủ Thái Bình, sau đó phủ này được đổi tên thành Thái Ninh. Đến năm 1894, hai huyện Hưng Nhân và Duyên Hà, phần còn lại của phủ Tiên Hưng cũng được nhập về tỉnh Thái Bình từ Hưng Yên, và phủ Tiên Hưng được tái lập trực thuộc tỉnh Thái Bình. Ngày 21-3-1890, toàn quyền Pháp ra Nghị định thành lập tỉnh Thái Bình.
Thái Bình là một tỉnh ven biển ở đồng bằng sông Hồng. Diện tích 1,495 km2 bằng 0,44% diện tích cả nước. Trung tâm tỉnh là thành phố Thái Bình. Thái Bình tiếp giáp với 5 tỉnh, thành phố: Hải Dương ở phía bắc, Hưng Yên ở phía tây bắc, Hải Phòng ở phía đông bắc, Hà Nam ở phía tây, Nam Định ở phía tây và tây nam. Phía đông là biển Đông (Vịnh Bắc Bộ). Theo quy hoạch phát triển kinh tế, Thái Bình thuộc vùng duyên hải Bắc Bộ.
Địa hình của Thái Bình khá bằng phẳng với độ dốc thấp hơn 1%; độ cao phổ biến từ 1-2 m trên mực nước biển, thấp dần từ bắc xuống đông nam.
Đất Thái Bình được bồi đắp từ phù sa của các dòng sông lớn: Sông Hồng, sông Trà Lý, sông Hóa. Trong đó vai trò bồi đắp phù sa của hệ thống sông Hồng là chủ yếu. Theo số liệu của Cục Thống kê năm 2000, diện tích đất tự nhiên Thái Bình là 154,224 ha, đất nông nghiệp là 96,567ha chiếm 62,6% diện tích đất tự nhiên của tỉnh, đất lâm nghiệp chỉ có 2.560ha ở ven biển. Tổng diện tích mặt nước ao hồ gần 6.748ha.
Về khí hậu, Thái Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa: mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10; mùa lạnh, khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình từ 230C - 240C, tổng nhiệt độ hoạt động trong năm đạt 8400-8500ºC, số giờ nắng từ 1600-1800h, tổng lượng mưa trong năm 1700-2200mm, độ ẩm không khí từ 80-90%.
Thái Bình có 4 con sông chảy qua: sông Hoá, sông Luộc, sông Trà Lý, sông Hồng . Các sông này tạo ra 4 cửa sông lớn: Diêm Điền (Thái Bình), Ba Lạt, Trà Lý, Lân. Bên cạnh các sông lớn, Thái Bình còn có gần 70 km sông lớn nhỏ cho nên Thái Bình giống như một chiếc võng được đan bằng các dòng sông. Biển Thái Bình nằm trong vùng biển vịnh Bắc Bộ, là một phần của Biển Đông với bờ biển dài 52 km.
Những điều kiện địa hình, địa chất, khí hậu, thủy văn, giao thông đã tạo cho Thái Bình một thảm thực vật quanh năm, thích ứng với việc phát triển nghề trồng lúa nước, các cây rau màu, cây công nghiệp, cây ăn quả… Cũng như việc nuôi trồng một số động vật và gia cầm có nguồn gốc Á nhiệt đới. Từ lâu, Thái Bình đã có tiếng là địa phương trù phú “kho người vựa lúa” không chỉ nuôi sống cư dân nơi đây mà còn cung cấp một số lượng lớn về sức người và lương thực trong các cuộc kháng chiến chống thực dân xâm lược của dân tộc. Trong tương lai Thái Bình sẽ ngày càng có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế quốc dân.
2. Con người
Cư dân bản địa vùng đất cổ Thái Bình ít, phần nhiều do các dòng thiên di về từ hàng nghìn năm nay.
Theo các nhà nghiên cứu, con người đã sinh sống ở Thái Bình rất sớm. Dân gốc Việt - Mường sinh sống ở các thềm phù sa cổ Vĩnh Phúc, Hà Bắc tiến dần về hướng Ðông Nam đồng bằng ven biển và đến sinh sống ở vùng đất Thái Bình vào cuối thời đại Ðồng Thau cách đây 2700-3000 năm.
Họ sinh sống chủ yếu bằng nghề nông với việc trồng lúa nước là chủ đạo.
Vào thời đại đồ sắt cách đây 1800-2700 năm, với nền văn hoá Ðông Sơn, cư dân Thái Bình đã khá đông đúc; những truyền thuyết dân gian, thần tích, thần phả về những người có công dựng nước và giữ nước thời Hùng Vương góp phần minh chứng thêm điều này.
Trải qua hàng ngàn năm dưới thời Bắc thuộc và đặc biệt từ khi nhà nước phong kiến tự chủ Ðại Việt (thế kỷ XI) được thành lập, cư dân Thái Bình vẫn cơ bản được bổ sung theo các luồng nói trên. Từ thế kỷ XV đến XVIII, cư dân từ Thanh-Nghệ-Tĩnh theo đường biển vào định cư và cư dân từ các vùng Nam Ðịnh, Hải Dương, Hưng Yên, Ðông Triều về hợp cơ ở Thái Bình theo nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới thời Lý - Trần, các công hầu, khanh tướng còn đưa tù binh về khai phá các điền trang, thái ấp được triều đình ban tặng. Khi Doanh điền sứ Nguyễn Công Trứ tổ chức cuộc khẩn hoang quy mô lớn lập ra huyện Tiền Hải vào năm 1828 thì cư dân chủ yếu của Kiến Xương, Vũ Thư và cư dân vùng Nam Ðịnh, Hà Nam về hợp cư. Ở Thái Bình, người Kinh chiếm tỷ lệ tuyệt đối
Cư dân Thái Bình sống gắn bó với nhau trong các làng xóm, điền trang, thái ấp…, người dân kết tụ lại bằng “tình làng-nghĩa xóm”, đùm bọc nhau xây dựng và bảo vệ quê hương bằng chính nước mắt, mồ hôi xương máu qua nhiều thế hệ.
II. Truyền thống giáo dục
Cùng với truyền thống yêu nước chống ngoại xâm, Thái Bình có truyền thống giáo dục, hiếu học, đã sản sinh ra nhiều nhà khoa bảng qua các triều đại phong kiến. Buổi đầu quốc gia độc lập, trong thế kỉ X-XI, các triều đình Ngô, Đinh – Tiền Lê đều phải mời cao tăng ( được học hành chu đáo) làm quốc sư. Đến thời Lý Nhân Tông tổ chức được khoa thi lấy trạng nguyên. Đời Trần Thái Tông có lệ 7 năm thi 1 lần lấy Thái học sinh và Trạng nguyên. Thái Bình cũng từ đó xuất hiện các nhà khoa bảng như: Đặng Nghiễm, Đặng Diễn, Chu Hinh, Đỗ Nguyên Chương,….Tính chung, các vị khoa bảng thời Lý, Trần, Hồ có 8 người trong tổng số 65 vị đỗ đại khoa, chiếm gần 1/10 số tiến sĩ cả nước. Tính tỷ lệ là tỉnh đạt loại cao trong cả nước.
Thế kỉ XV, nho học phát triển và đạt đến cực thịnh. Ở buổi đầu nhà Lê, Thái tổ cho mở lại Quốc tử giám nhưng chỉ dành cho con em công thần theo học. Đến thời lê Thánh Tông coi đạo học là quốc sách. Ở thời kỳ này đã xuất hiện các thầy giáo tài đức là người Thái Bình như Nguyễn Thành, Nguyễn Thị Lộ, Quách Đình Bảo, Nguyễn Bảo, Đỗ Nhân An…
Thái Bình dưới thời phong kiến đã xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu về tinh thần vượt khó hiếu học như Quản Thác, Đinh Trinh, Phạm Đôn Lễ, Nguyễn Tông Quai, Đào Vũ Thương,…. Như thế, cùng với tinh thần động viên con dân học hành của triều Lê chính cái chí siêng năng học hành của người Thái Bình đã xóa đi mặc cảm “ dân Sơn Nam hạ vác đất”, “ dân cửu vạn” vác thuê. Dưới thời Lê, Thái Bình có tới 90 ông nghè. Trạng nguyên có Phạm Đôn Lễ, Đỗ Lý Khiêm, Khiếu Đình Tuân; thám hoa có Quách Đình Bảo; bảng nhãn có Lê Quý Đôn, Nguyễn Nghi; đình nguyên có trên 20 vị. Các đại khoa Thái Bình có tới 30% là đỗ đầu, đỗ cao. Họ nhiều người trở thành nhân vật trong bộ máy chính quyền hay có những đóng góp lớn vào hóa sự nghiệp văn hóa của địa phương và đất nước.
Tiếp nối tinh thần của thế kỉ XV, ở các thế kỉ XVI – XVIII mặc dù sự tranh chấp giữa các thế lực phong kiến diễn ra, phát triển thành Nam triều và Bắc triều rồi tiếp đó thành Đàng Trong, Đàng Ngoài. Nhưng Nho giáo vẫn được coi là nên tảng của mọi thiết chế xã hội, chính trị tuy nhiên vai trò trong giáo dục lại suy thoái xuống cấp nghiêm trọng. Sang thời Tây Sơn ( 1788 - 1802) đạo học được chú ý nhưng vương triều tồn tại trong thời gian ngắn nên người Thái Bình có địa vị cao trong bộ máy chính quyền có 1 văn thân hay xuất thân võ tướng như: Nguyễn Kim Nho, nguyễn Sơn, Đoàn Nguyễn Tuấn,…
Bước sang thế kỉ XIX, đầu triều Nguyễn các vua đều muốn theo thời thịnh Lê cố gắng phục hồi nền Nho giáo tuy không được như mong muốn nhưng cũng đào tạo cho đất nước được khá nhiều nhân tài. Thái Bình từ thời Minh Mệnh tới Tự Đức có 150 cử nhân tú tài đỗ đạt tiêu biểu như Phạm Thế Hiển, Doãn Khuê ( đỗ đời Minh Mệnh); Bùi Huy Phan, Phạm Thế Húc ( đỗ thời Thiệu Trị); Phạm Quý Đức, Đỗ Duy Đê, Lê Hữu Thanh, Đào Thế Trinh, Ngô Quang Bích ( đỗ thời Tự Đức),…
Buổi đầu thời thuộc Pháp, khi khoa cử Nho học còn ddược tổ chức, thái Bình có 5 quan nghè: Khiếu Hữu Sử, Phạm Huy Ru, Đào Nguyên Phổ, Vũ Can mộng, Trịnh Hữu Thăng.
Về tân học, đầu thế kỉ XX chỉ có số ít người xuất thân từ các gia đình khá giả, dến mãi những năn 30 mỗi huyện có moọt trường sơ yếu lược độ 30-40 học sinh cả tỉnh có một trường Pháp – Việt khoảng 30 nggười lọt vào thành chung Nam Định. Các thanh niên như Nguyễn Danh Đới, Bùi Hữu Diên, Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Văn Năng cũng đã qua một hai năm bậc thành chung rrồi đi làm cách mạng. Hay lớp cựu Nho nhiều ngừoi học thêm chữ quốc ngữ, có người trở thành nhà văn, nhà báo. Nhiều cử nhân tú tài Hán học tự rèn thêm chữ quốc ngữ và tham gia văn đàn báo giới như kỳ đồng Nguyễn Văn Cẩm, Nguyễn Mậu Kiến, Nguyễn Quang Bích, Ngô Quang Đoan….Nói chung đầu tập niên XX, Thái Bình đã xuất hiện những người ưu tú, đỗ đạt là văn thân chí sĩ dần hướng ý chí theo tinh thần “ thời thế”: bình Tây diệt Nguyễn…
Ngày nay, tiếp nối truyền thống cần cù, hiếu học của quê hương cùng với những chính sách ưu tiên cho ngành giáo dục. Người Thái Bình trong nhưng năm qua tích cực vượt khó học tập rèn đức luyện tài đóng góp cho đất nước nhiều nhân tài trong các lĩnh vực. Công lao trực tiếp ươm trồng tài năng trẻ Thái Bình và tạo dựng nguồn lực cho đất nước thuộc về các thế hệ nhà giáo của tỉnh. Mỗi nhân tài, tấm gương sáng về tinh thần học tập của tỉnh đều có sự đóng góp lớn lao của các nhà giáo tâm huyết, giỏi chuyên môn, hết lòng vì thế hệ trẻ. Hiện Thái Bình có hơn 70 thầy, cô được phong danh hiệu cao quý “ Nhà giáo ưu tú”….. Hơn thế, điểm sáng nơi ươm trồng tài năng trẻ Thái Bình hội tụ tại trường THPT Chuyên Thái Bình đã có hơn 100 lượt học sinh đua tài tranh giải trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia, khu vực và quốc tế….
Nhìn lại tiến trình lịch sử, người dân Thái Bình rất đỗi tự hào về truyền thống tốt đẹp của mình, tự hào đã sản sinh ra hàng vạn người con ưu tú, đóng góp vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước. Nhân dân Thái Bình vinh dự và tự hào được Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm 5 lần (tháng 1/1946, tháng 4/1946, tháng 10/1958, tháng 3/1962, tháng 1/1967).


Chương II
20 năm hình thành và phát triển hệ chuyên
I. Hoàn cảnh ra đời
Năm 1965, cuộc “chiến tranh đặc biệt của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt Nam được đẩy lên đến mức cao nhất. Trước nguy cơ thất bại hoàn toàn trong chiến lược chiến tranh này, đế quốc Mĩ ồ ạt đưa quân và vũ khí, phương tiện chiến tranh vào miền Nam Việt Nam, chuyển chiến lược “chiến tranh đặc biệt” sang chiến lược “chiến tranh cục bộ”. Mĩ đồng thời mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc Việt Nam. Ngày 5-8-1964, Mĩ dựng lên sự kiện Vịnh Bắc bộ, ném bom sông Gianh, Bến Thủy, và đến ngày 7-2-1965 ném bom Đồng Hới, Cồn Cỏ, chính thức mở đầu cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân trên toàn lãnh thổ miền Bắc Việt Nam.
Tháng 3-1965, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra nghị quyết số 11 quyết định chuyển hướng chiến lược miền Bắc không chỉ làm nhiệm vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của giặc Mĩ mà còn làm nhiệm vụ quan trọng là xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa cho phù hợp với điều kiện chiến tranh, bảo đảm vừa đẩy mạnh sản xuất, vừa chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu.
Chính với tầm nhìn chiến lược đó, tháng 9-1965, Thủ tướng có quyết định cho 3 trường đại học: Đại học Tổng hợp. Đại học Sư phạm Hà Nội, Đại học Sư phạm Vinh và một số tỉnh thành có điều kiện thành lập các lớp cấp 3 phổ thông dạy học sinh có Năng khiếu về Toán để phục vụ công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội và sự nghiệp công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa sau này.
Hè năm 1968, Bộ Giáo dục do Bộ trưởng Nguyễn Văn Huyên và Bộ Đại học do Bộ trưởng Tạ Quang Bửu cùng chủ trì Hội nghị tổng kết 3 năm thành lập các lớp năng khiếu về Toán ở các trường Đại học và các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An… Các trường Đại học và các tỉnh có các lớp năng khiếu phát biểu báo cáo tổng kết, còn các tỉnh khác trên toàn miền Bắc được dự để rút kinh nghiệm về việc mở lớp cho tỉnh mình. Đoàn đại biểu của Tỉnh Thái Bình gồm Ông Lê Cừ - Nguyên Phó trưởng Ty giáo dục Thái Bình, và Thầy giáo Nguyễn Luận – lúc đó là trưởng phòng phổ thông Ty giáo dục Thái Bình tham dự Hội nghị. Phần lớn thời gian hội nghị nghe báo cáo tổng kết của các trường Đại học, của các tỉnh, của Bộ.
Sau Hội nghị của Bộ Giáo Dục và Bộ Đại học, lãnh đạo Ty giáo dục Tỉnh Thái Bình lúc đó gồm Ông Nguyễn Quang Thường – nguyên Trưởng ty, Bà Lê Thị Điển cùng Ông Lê Cừ - nguyên Phó trưởng ty và các nhà lãnh đạo khác đã nhất trí cao về việc thành lập các lớp Năng khiếu về Toán. Ông Nguyễn Quang Thường đã tham mưu được Ủy ban Hành chính tỉnh nhất trí cho phép làm thủ tục mở lớp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và thông tư hướng dẫn của Bộ Giáo dục về việc thành lập các cấp 3 phổ thông dạy học sinh có năng khiếu về Toán. Bước đầu chưa phải thành lập một trường riêng mà chỉ mở tối đa 3 lớp Toán 8,9,10 (tương đương với lớp 10, 11, 12 bây giờ) gửi vào một trường cấp III có thầy dạy Toán tốt. Vấn đề đặt ra là trường nào có đủ khả năng nhận được các lớp năng khiếu lúc ấy.
Trường cấp III Thị xã (nay là trường THPT Lê Qúy Đôn) lúc đó, với đội ngũ lãnh đạo nhiệt tình và nhiều kinh nghiệm: thầy Vũ Huy Hồi hiệu trưởng và thầy Bùi Ngọc Thoan hiệu phó. Trường lại có tổ Toán với nhiều thầy giáo dạy Toán giỏi như thầy Nguyễn Mạnh Hùng, thầy Nguyễn Đình Ruật và một tập thể các thầy cô giáo giỏi. Đồng thời trường có cơ sở vật chất khang trang nhất lúc bấy giờ.
Ngày 10-10-1968, UBHC tỉnh Thái Bình có Quyết định số 264/QĐ về việc mở lớp cấp II phổ thông dạy học sinh có năng khiếu Toán, dành cho những học sinh có năng khiếu về môn Toán và đặt tại trường cấp III thị xã Thái Bình (nay là trường THPT Lê Qúy Đôn).
II. 20 năm hình thành và phát triển hệ chuyên Thái Bình.
1. Giai đoạn 1968-1972: Hệ Chuyên Toán tại trường cấp III thị xã Thái Bình (nay là trường THPT Lê Qúy Đôn).
1.1. Tình hình phát triển các lớp toán đầu tiên
a. Quy mô lớp học
- Ngày 16/11/1968, lớp chuyên toán đầu tiên được mở tại trường cấp III thị xã(nay là trường THPT Lê Quý Đôn) gồm 20 học sinh do thầy Nguyễn Mạnh Hùng làm chủ nhiệm kiêm dạy toán. Các môn học khác do giáo viên trường sở tại dạy.
- Tháng 10/1969, lớp toán thứ 2 được mở gồm 23 học sinh, do thầy Ngô Ngọc Tuyết chủ nhiệm kiêm dạy toán.
- Ty Giáo dục điều thầy Võ Khắc Đôn – tổ trưởng tổ toán cấp III Phụ Dực về dạy chuyên đề HSG.
- Năm 1972, chiến tranh ngày càng ác liệt, ĐQ Mĩ gây chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai.TB cũng bị ném bom dữ dội, các cơ quan, trường học phải sơ tán về nông thôn, việc mở lớp toán đặc biệt thứ 3 bị tạm dừng.
b. Chế độ của học sinh
- Học sinh lúc đó được lấy từ các huyện trong tỉnh và về tập trung học tại trường cấp III thị xã, vì phải sống xa nhà, điều kiện ăn ở, sinh hoạt trở nên khó khăn hơn. Lãnh đạo Ty Giáo dục lúc đó đã xin chế độ cho học sinh là mỗi tháng được 13,5 kg gạo, 350gr thịt lợn và 300gr đường.
1.2. Những thành tích đầu tiên.
- Năm 1971, đội tuyển toán TB xếp thứ 6 toàn miền Bắc.
- Năm 1972, đội tuyển toán TB xếp thứ 3 toàn miền Bắc, trong đó có 3 học sinh đạt giải cá nhân: Nguyễn Xuân Mãn – giải 3; Tống Duy Hưng – giải 3; Vũ Văn Hiển – giải kk.
2. Giai đoạn 1974-1988: Hệ Chuyên Toán tại trường cấp III Nam Thư Trì (nay là trường THPT Nguyễn Trãi).
Chiến tranh ác liệt, đất nước khó khăn, việc tuyển các lớp Toán đặc biệt phải tạm dừng. Đến năm học 1974-1975, các lớp Toán đặc biệt được tái tuyển và đặt tại trường cấp III Nam Thư Trì (nay là THPT Nguyễn Trãi). Từ đó, 13 khóa liên tiếp với 316 học sinh của các lớp học chuyên Toán đã được tu dưỡng, học tập và trưởng thành với sự quan tâm chăm sóc đặc biệt của thầy Hiệu trưởng Phí Văn Huề và 3 thầy giáo Đỗ Công Thiêm, Tô Mạnh Hoan, Lưu Đức Mợi trực tiếp giảng dạy môn Toán, cùng với các thầy cô của trường cấp III Nam Thư Trì, các em đã tu dưỡng học tập và trưởng thành.
Ngày ấy, đất nước còn nghèo, đời sống còn khó khăn nhưng thật vui, tràn đầy nghĩa tình, thầy trò quý nhau như người ruột thịt. “Thầy cô dạy không biết mệt mỏi, học sinh học không biết chán”. Thầy Đỗ Công Thiêm lớn tuổi nhất, nay không còn nữa; thầy Lưu Đức Mợi chuyển công tác tại Sở GD&ĐT Thái Bình; thầy Tô Mạnh Hoan gắn cả cuộc đời với các lớp chuyên, sau đó thày làm Hiệu trưởng trường chuyên Thái Bình, hiện cũng đã nghỉ hưu; thày Vũ Ngọc Thúy tham gia giảng dạy được 2 năm, lại lên đường nhập ngũ, sau khi hoàn thành nghĩa vụ thày trở về quê giảng dạy tại trường THPT chuyên Lam Sơn Thanh Hóa; thày Phạm Thái Hòa sau khi chiến đấu ở miền Nam trở về chuyển công tác tại trường THPT Nguyễn Đức Cảnh thành phố Thái Bình; thầy Nguyễn Đức Hoàng trẻ nhất sau 10 năm giảng dạy các lớp chuyên Toán, được đi học nâng cao trình độ, hiện nay là Tiến sĩ Toán học, Hiệu trưởng trường THPT Chuyên thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội.
Hàng năm thi học sinh giỏi miền Bắc, học sinh giỏi Quốc gia Bộ GD&ĐT có xếp thứ hạng và giải đồng đội, cá nhân; số lượng giải không nhiều, thứ hạng cao cũng ít, phần thưởng là tấm cờ của Bộ GD&ĐT công nhận thứ hạng của từng đội, thế thôi, vậy mà thầy cô và học sinh vẫn dạy và học rất giỏi. Trong 13 kì thi chọn học sinh giỏi Quốc gia, các đội tuyển Toán Thái Bình đã có 8 kì đạt giải KK và 2 kì đạt giải Ba toàn quốc.
Khóa học 1974-1977, đội tuyển học sinh giỏi Toán Thái Bình đạt giải KK, lớp chuyên Toán có 21 học sinh đều thi đỗ vào các trường Đại học, trong đó có 18 học sinh được cử đi học ở nước ngoài (phần lớn vào các Học viện quân sự). Đặc biệt, học sinh Phạm Ngọc Hòa cùng 2 học sinh trong cả nước đạt 10,5/10 điểm môn Toán vì có lời giải xuất sắc, được thưởng 0,5 điểm.
Khóa học 1977-1980, trong kì thi học sinh giỏi Toán toàn quốc năm 1980: Đội tuyển Bình Trị Thiên có điểm bình quân cao nhất 9,8 điểm - đạt giải Nhì (không có giải Nhất). Đội tuyển Toán Thái Bình có điểm bình quân cao thứ Nhì 9,5 điểm, đạt giải Ba - với 3 giải cá nhân thuộc về các học sinh: Lê Thái Bắc (giải tư), Nguyễn Chương Chí và Đỗ Văn Dương (giải KK).
Khóa học 1979-1982, đội tuyển Toán thành phố Hồ Chí Minh có điểm bình quân cao nhất 17,5/20 - đạt giải Nhất. Đội tuyển Tóan Bình Trị Thiên có điểm bình quân cao thứ Nhì 16,4/20 - đạt giải Nhì. Đội tuyển Toán Thái Bình có điểm bình quân cao thứ Ba 14,8/20 - đạt giải Ba với 4 giải cá nhân thuộc về các học sinh: Trần Anh Sơn (18,5 điểm – giải Nhì), Phạm Trần Anh (17,0 điểm - giải Nhì), Đoàn Tuấn Minh (14,5 điểm – giải KK), Phan Văn Nghiêm (14,0 điểm – giải KK).
Các nữ sinh chuyên Toán Thái Bình không kém nam sinh, đã đóng góp những thành tích đáng tự hào trong các kì thi học sinh giỏi Quốc gia và thi đại học. Khóa học 1985-1988, đội tuyển Toán của Thái Bình có 2 nữ sinh đạt giải KK Quốc gia là Giang Kim Liên, Phạm Thanh Thúy và đều là thủ khoa trong kì thi vào đại học năm ấy.
Năm học 1984 – 1985, hệ Chuyên Văn và tiếng Nga được thành lập đặt tại trường THPT Lê Qúy Đôn với sự giảng dạy trực tiếp môn chuyên của các nhà giáo: Đặng Thuyên, Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Việt Hưng, Đỗ Thị Thịnh và Trần Thị Huệ. Đến năm 1988 học sinh các lớp chuyên Văn đã dự hai kì thi chọn học sinh giỏi Văn toàn quốc, cả hai kì đều đạt giải đồng đội với 12 giải cá nhân.
Tất cả các thế hệ thầy, cô và học sinh của các lớp chuyên Toán, chuyên Ngữ văn, tiếng Nga đã khẳng định được khả năng của mình, xứng đáng với truyền thống hiếu học của vùng quê lúa Thái Bình. Nhiều thầy cô và học sinh nay đã thành đạt trên cương vị công tác, hoặc được nghỉ chế độ luôn nhớ về mái ấm trường chuyên thân yêu của mình.








Chương III:
25 NĂM XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI BÌNH
1. Hoàn cảnh ra đời.
- Tháng 12/1986, trước những diễn biến phức tạp của tình hình trong nước và thế giới, đặc biệt là cuộc khủng khoảng kinh tế – xã hội ngày càng trầm trọng của đất nước;Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần 6 , Đảng CSVN đã đề ra chủ trương và giải pháp đổi mới đất nước trên tất cả các lĩnh vực; với nhiệm vụ chung cho cả chặng đường đầu của thời kỳ quá độ XHCN là “ ... xây dựng thành công CNXH, bảo vệ vững chức Tổ quốc Việt Nam XHCN... xây dựng nền văn hoá mới và con người mới.
- Trong hoàn cảnh đó, ngành giáo dục phải đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, và giữ một vị trí quan trọng trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước, thông qua việc tạo “nguồn lực con người”. Do vậy, Đảng đã xác định: Sứ mệnh chung của GD- ĐT là: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
- Trong khi đó, sự nghiệp cải cách giáo dục đã tiến hành được 8 năm, và Bộ GD- ĐT đang chuẩn bị cải cách GD ở cấp THPT. Việc xây dựng hệ thống trường Chuyên, lớp chọn là một trong những yêu cầu lớn của sự nghiệp cải cách giáo dục đang được đặt ra cấp bách.
- Đáp ứng yêu cầu đó, trên cả nước, ở nhiều tỉnh thành , trường THPT Chuyên đã được thành lập. Ví dụ: Trường THPT Chuyên Hùng Vương – Phú Thọ (1986), trường THPT Chuyên Trần Phú – Hải Phòng (1986); trường THPT Chuyên Thái Nguyên (1988); Khối Chuyên – Quảng Trị ở trường THPT Lê Quý Đôn (1989)...
- Tại Thái Bình: vận dụng những quan điểm chủ trương đổi mới của Đảng được đề ra tại Đại hội 6, Đảng bộ, UBND tỉnh Thái Bình đã lãnh đạo nhân dân thực hiện công cuộc đổi mới trên tất cả các lĩnh vực.
- Năm đầu, thực hiện công cuộc đổi mới, trong bối cảnh đất nước có nhiều khó khăn, Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh đã phấn đấu, nỗ lực vượt qua những thách thức, đạt được những kết quả quan trọng...
- Trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo: chất lượng giáo dục phổ thông của tỉnh ngày càng cao. Các đoàn HSG của tỉnh đi dự thi toàn quốc đều đạt giải. Năm 1987 xếp thứ 4 toàn quốc. Cơ sở vật chất phục vụ cho việc học tập, giảng dạy từng bước được bổ xung, nâng cấp.
Việc xây dựng trường Chuyên, lớp chọn được UBND tỉnh và Sở Giáo dục đặc biệc coi trọng. Tuy nhiên, đến thời điểm 1987 hệ thống trường Chuyên mới được hình thành ở cấp cơ sở (mỗi huyện đã có ít nhất một trường Chuyên PTCS) còn trường THPT Chuyên chưa có (mới chỉ có các lớp chuyên Toán, chuyên Văn đặt ở 2 trường THPT Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn .
- Trước những thành tựu ban đầu đạt được của nhân dân trong tỉnh, nhằm đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của công cuộc đổi mới về việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài, trên cơ sở những thành tựu mà các lớp chuyên Toán, Văn, Nga đã đạt được kể từ sau khi thành lập ở Thái Bình, đồng thời để tạo điều kiện cho việc tập hợp thầy giỏi, trò giỏi trong phạm vi toàn tỉnh...
Ngày 15/9/1988. UBND tỉnh đã ban hành quyết định số 463/QĐ-UB quyết định thành lập trường THPT Chuyên Thái Bình trên cơ sở tập trung- hai nhóm học sinh Chuyên Toán, Văn – Nga được hình thành từ 1968 và 1984 đặt tại 2 trường cấp III Nguyễn Trãi, Lê Quý Đôn.
- Sự ra đời của trường THPT Chuyên Thái Bình là một tất yếu. Việc thành lập trường đã đáp ứng nhu cầu cấp bách của hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, của sự nghiệp giáo dục Thái Bình nói riêng.
2. Những ngày đầu mới thành lập.
* Trường phải giải quyết rất nhiều khó khăn.
. Cơ sở vật chất cho trường
. Nguồn lực: cán bộ, giáo viên
. Tổ chức nhà trường
. Tuyển sinh, tổ chức các lớp học, chốn ăn ở cho học sinh
. Phân công giáo viên giảng dạy, phụ trách đội tuyển…
Được sự chỉ đạo, giúp đỡ của UBND tỉnh, của Sở GD - ĐT những khó khăn dần được tháo gỡ.
Thứ I: Về cơ sở địa điểm của trường .
- UBND tỉnh quyết định giao cho trường: 1750m2 với 750m2 nhà ở và nhà làm việc gồm có : 2 dãy nhà cấp 3, một tầng gồm 10 gian, 2 dãy nhà cấp 4 lợp ngói gồm 11 gian, 1 nhà lợp ngói khung gỗ gồm 5 gian tại 70 ngõ Lê Lợi (địa điểm này, trước đó là của Ban giáo dục Chuyên nghiệp Thái Bình).
Địa điểm trên, sau khi được các thầy cô tiếp nhận đã quyết tâm cải tạo để có 6 phòng học (kê bàn ghế) tạm thời.
Thứ 2: Tổ chức nhà trường.
- Ngày 23/9/1988, Sở Giáo dục - Đào tạo Thái Bình đã đưa ra quyết định chức danh hiệu trưởng: ông Nguyễn Luận: ông Nguyễn Mạnh Ngọc (phó hiệu trưởng).
- Ban chi uỷ: Ông Nguyễn Luận - bí thư
Ông Tịnh, ông Hoan - phó bí thư thường vụ
- Bí thư đoàn trường: Nguyễn Thị Lan
- BCH công đoàn: Nguyễn Thanh Tịnh (chủ tịch).
- Tổ trưởng chuyên môn: Thầy Đ.Thuyên, Thầy Lân, Thầy Hoan, Thầy Phức...
Thứ 3: Số lượng cán bộ giáo viên: 31 người (cả hợp đồng). Trong đó có 07 nhân viên phục vụ (24 thầy cô).
Thứ 4: Số lượng học sinh, lớp học
- Học sinh : 195 học sinh (trong đó có 20 học sinh dự thính)
- Lớp: 08 lớp
- 20/11/1988, nhà trường đã tiến hành hành khai giảng năm học đầu tiên và ra mắt xã hội.
- 19/11/1988, buổi học đầu tiên của lớp 10 chuyên Văn – Nga.
- 24/11/1988. buổi học đầu tiên của lớp còn lại trong đó có 2 lớp ghép.
Thứ 5: Kết quả của năm học đầu tiên
- Hình thành ở mỗi khối lớp 4 đội tuyển: Văn, T.Nga, Toán, Lý
- 12/1988 : Dự kỳ thi HSG tỉnh lớp 12 – hầu hết đạt giải
- 3/1989: Thi HSG Quốc gia (4 đội – mỗi đội 10 HS có 8 HS chính thức- giành 3 giải : 1 giải ba – Văn
2 giải khuyến khích – Toán
- 4/1989: HS lớp 10 , 11 dự thi HSG tỉnh – 13 giải nhất , 28 giải nhì ...
- Hoạt động HSG của trường bước đầu đã khẳng định, trí tuệ của thầy trò trường THPT Chuyên...
- Tốt nghiệp THPT 100% đỗ tốt nghiệp...
- Xếp loại rèn luyện, học tập cả năm (số liệu)...
- Để động viên học tập, nhà trường bắt đầu xếp mức cấp học bổng theo nguyên tắc: hưởng theo năng lực học tập và cống hiến (số liệu)...
- Tiến hành các Đại hội, Hội nghị, xác định mục tiêu của nhà trường trên cơ sở giáo dục toàn diện:
+ Bồi dưỡng HSG (tỉnh, quốc gia, quốc tế)
+ Bồi dưỡng HSG dự thi đại học
- Tiếp tục phát triển cơ sở vật chất: Khởi công xây dựng 3 phòng học rộng trên tầng 2 của một nhà cấp 3 mái bằng 6 gian, với mỗi phòng học rộng 32m2
(Nêu tên – những học sinh đoạt giải quốc gia)
2/ 25 năm phát triển và trưởng thành.
2.1. Giai đoạn 1988 - 2008
a) * 5 năm đầu tiên (1988 – 1993):
+ Thứ nhất:Tóm tắt nội dung kế hoạch, phương hướng hoạt động của nhà trường (tài liệu).
- Tiếp tục ổn định, củng cố phát triển nhà trường quy mô, chất lượng, thực hiện giáo dục toàn diện, nhất là giáo dục đạo đức. Nâng cao chất lượng văn hoá, đẩy mạnh chất lượng dạy học, nhất là bồi dưỡng HSG và dạy đề cao (bồi dưỡng thi Đại học)...
- Xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường.
+ Thứ hai: Tóm tắt các giải pháp nhằm đạt được mục tiêu của nhà trường.
- Tổ chức các hội nghị rút kinh nghiệm trong việc giảng dạy..., các hội nghị khoa học...
- Phân phối theo lao động, tổ chức thi phân ban...
- Phát động phong trào thao giảng...
- Động viên các thầy cô giáo tham dự các lớp bồi dưỡng cải cách giáo dục.
- Thực hiện dân chủ hoá trường học.
+ Ban hành các chế độ, khen thưởng cho giáo viên, học sinh...
+ Tổ chức các cuộc giao lưu, học hỏi các trường bạn
- Làm tốt việc đưa việc dạy – học vào nền nếp, kỷ cương.
* Kết quả trong 5 năm:
- Cơ sở vật chất: Được mở rộng.
+Địa điểm: Vẫn 70 ngõ Lê Lợi – cuối năm học 1990 – 1991 – hoàn thành xây dựng nhà 2 tầng với chất lượng cao.
+Thư viện và phòng thí nghiệm : đựơc đầu tư
- Số lớp học, số lượng học sinh, số giáo viên không ngừng tăng lên, năm học 1992 – 1993 có 50 cán bộ, giáo viên, 12 lớp học, 396 học sinh.
- Bồi dưỡng HSG: Đến năm học 1990 – 1991 bổ sung hai đội đội tuyển cho mỗi khối: Đội tuyển Anh, đội tuyển Hoá.
- Kết quả thi HSG.
- Kết quả
+ Xếp loại toàn diện
+ Thi tốt nghiệp
+ Thi Đại học
- Tổ chức nhà trường, các tổ bộ môn…
* Những khó khăn, tồn tại
b) 5 năm tiếp theo : 1993 – 1998.
- Hoàn cảnh lịch sử mới :
+ Bộ Giáo dục - Đào tạo thực hiện cải cách giáo dục (Chỉ thị 287 của Hội đồng Bộ trưởng ...
+ Chủ trương, chỉ đạo của Sở Giáo dục - Đào tạo Thái Bình?
+ Địa điểm của trường: Thay đổi, chuyển về 126 (194) Đường Lý Thường Kiệt
* Phương hướng, kế hoạch của nhà trường trong 5 năm (tóm tắt) (tài liệu...)
- Chú trọng đẩy mạnh giáo dục toàn diện đối với học sinh ... chú ý nâng cao chất lượng bồi dưỡng HSG, HS thi Đại học.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ...
* Sự phát triển của trường trong 5 năm (1993 – 1998).
1. Cơ sở vật chất:
+ Trường: Theo quyết định của UBND tỉnh Thái Bình, từ năm 1993 – 1994 trường Chuyên chuyển về địa điểm mới
Năm học 1993 – 1994 , có 12 phòng học cho 12 lớp...
+ Ký túc xá...
2. Tổ chức nhà trường
- Ban giám hiệu
- Ban chi uỷ, công đoàn...
- Các tổ nhóm chuyên môn...
3. Số lượng cán bộ giáo viên không ngừng tăng cả về chất lượng .
- 1998 : Cán bộ giáo viên: 84
4. Số lượng lớp học: học sinh (số liệu)
- 1998: số lớp: 30 , số học sinh : 795
5. Kế quả học tập, rèn luyện:
- Thi Học sinh giỏi: (Tỉnh, Quốc gia, Quốc tế)
- Thi Đại học:
- Thi tốt nghiệp:
- Xếp loại toàn diện
6. Những khó khăn và thách thức
7. Kinh nghiệm rút ra trong 10 năm đầu sau khi thành lập trường.
2.2. Giai đoạn : 1998 – 2008.
a) Những khó khăn – thuận lợi
- Về phía xã hội:
+ Quan điểm chỉ đạo của ngành, tỉnh ...
+ Nhu cầu của xã hội về việc học tập, kinh tế phát triển ...
- Về phía nhà trường:
+ Cơ sở vật chất còn thiếu ...
+ Kết quả trong giảng dạy, giáo dục, tạo ra uy tín lớn hình thành thương hiệu trường chuyên...
+ Đội ngũ cán bộ – giáo viên có năng lực, tâm huyết...…
b. Phương hướng, kế hoạch của nhà trường.
c. Sự phát triển trong 10 năm
* Thứ nhất: - Tổ chức nhà trường:
+ Ban giám hiệu ...
+ Công đoàn + đoàn thể khác...
+ Các tổ bộ môn ...
Thứ hai: Cơ sở vật chất:
+ Trường học
+ Ký túc xá
Thứ ba: Số cán bộ giáo viên – trình độ
Thứ tư: Số lớp học, số lượng học sinh
Thứ năm: Kết quả rèn luyện và học tập
- Học sinh giỏi quốc gia
- Thi Đại học
- Thi Tốt nghiệp
- Giáo dục toàn diện
* Các hoạt động khác
- Nhận xét: + Nguyên nhân của sự phát triển
+ Vị thế của trường Chuyên ngày càng được nâng cao
d) Những khó khăn, tồn tại:
- Lý giải nguyên nhân của những khó khăn và tồn tại.
2.3. Giai đoạn: 2008 – nay (2012)
a. Hoàn cảnh lịch sử:
- Khó khăn: Cơ sở vật chất, xã hội ...
- Thuận lợi: Giáo viên, học sinh...
b) Phương hướng, kế hoạch của nhà trường
c) Sự phát triển.
- Quy mô trường lớp:
+ Lớp học, phòng học, cơ sở vật chất
+ Số lượng học sinh ...
- Cán bộ giáo viên
- Kết quả rèn luyện, học tập:
+ HSG quốc gia, tỉnh.
+ Thi Đại học
+ Thi Tốt nghiệp
+ Toàn diện
- Lý giải nguyên nhân của những thành tựu.
d/ Những khó khăn, thách thức.
2.4. Những truyền thống trong nhà trường hình thành sau 25 năm phát triển.
- Hiếu học, năng động …
- Đoàn kết,...
- Sáng tạo,...






Chương IV: Định hướng phát triển của nhà trường.
I . Chủ trương của Chính phủ, Bộ giáo dục về việc xây dựng, phát triển trường THPT Chuyên Thái Bình.
- Xây dựng và phát triển các trường trung học trung phổ thông chuyên thành một hệ thống giáo dục trung học có chất lượng cao đạt chuẩn quốc gia, có trang thiết bị dạy học hiện đại, phát hiện những học sinh có tư chất thông minh, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, tinh thần tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức tự lực, có kiến thức vững vàng, có phương pháp tự học, tự nghiên cứu sáng tạo, có sức khỏe tốt để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
- Củng cố, xây dựng và phát triển các trường trung học phổ thông chuyên hiện tại đồng thời có tăng dần về quy mô; đảm bảo mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có ít nhất một trường trung học phổ thông chuyên tổng số học sinh chuyên chiếm khoảng 2% số học sinh trung học của từng tỉnh, thành phố;
- Tập trung đầu tư nâng cấp các trường trung học phổ thông chuyên thành các trường đạt chuẩn quốc gia và có chất lượng giáo dục cao. Ưu tiên đầu tư mở rộng diện tích, xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường phương tiện, thiết bị dạy học đồng bộ, hiện đại. Đến năm 2015,có 100% trường trung học phổ thông chuyên đật chuẩn quốc gia trong đó có 15 trường trọng điểm, có chất lượng giáo dục ngang tầm các trường tiến trong khu vực và quốc tế;
- Phát triển đội ngũ giao viên, cán bộ quẩn lý đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp; nâng tỷ lệ giao viên, cán bộ quản lý có trình độ tiến sỹ, thạch sĩ đồng thời với việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và khả năng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các trường trung học phổ thông chuyên. Đến 2015,có 100% cán bộ quẩn lý, giáo viên giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sử dụng thông thao tin học và thiết bị dạy học hiện đại; 20% cán bộ quản lý, giáo viên sử dụng được ngoại ngữ trong giảng dạy, giao tiếp;
- Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục trong các trường trung học phổ thông chuyên theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới. Đến năm 2015, có ít nhất 50% học sinh được xếp loại học lực giỏi; 70% học sinh giỏi, khá về tin học; 30% học sinh đạt bậc 3 về ngoại ngữ theo tiêu chí do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu ban hành. Đến năm 2020, có ít nhất 70% học sinh được xếp loại học lực giỏi; 90% học sinh giỏi, khá về tin học; 50% học sinh đạt bậc 3 về ngoại ngữ theo tiêu chí do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ châu Âu ban hành
- Tạo sự liên thông giữa việc phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu ở trường trung học phổ thông chuyên với việc đào tạo ở đại học; lựa chọn những học sinh có năng khiếu nổi bật vào học tại các lớp cử nhân tài năng, kỹ sư chất lượng cao của các trường đại học chất lượng cao trong nước và các trường đại học có uy tín ở nước ngoài để tiếp tục đào tạo, phát triển năng khiếu. Đến năm 2015, có khoảng 30% học sinh các lớp chuyên đã tốt nghiệp trung học phổ thông được đào tạo tại các lớp cử nhân tài năng, kỹ sư chất lượng cao của các trường đại học trong nước và tại các trường đại học có uy tín ở nước ngoài và đạt 50% vào năm 2020.
- Tăng cường khả năng hợp tác giữa các trường trung học phổ thông chuyên với các cơ sở giáo dục có uy tín ở nước ngoài nhằm trao đổi kinh nghiệm về tuyển chọn, bồi dưỡng và phát triển năng khiếu học sinh; đồng thời thu hút nguồn lực vào phát triển hệ thống các trường trung học phổ thông chuyên. Đến năm 2020, mỗi trường trung học phổ thông chuyên hợp tác được với ít nhất một cơ sở giáo dục có uy tín trong khu vực, quốc tế.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển và tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các trường trung học phổ thông chuyên.
a) Xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển trường trung học phổ thông chuyên đến năm 2015 và 2020, trong đó ưu tiên mở rộng diện tích mặt bằng tối thiểu đạt 15 m2/học sinh; đầu tư xây dựng các trường trung học phổ thông chuyên đảm bảo đạt chuẩn quốc gia; các trường đều có đủ phòng học 2 buổi/ngày, có hội trường, nhà tập đa năng, nhà công vụ, nhà ăn, ký túc xá cho học sinh ở nội trú, sân vận động, bể bơi, hệ thống phòng chức năng, phòng học bộ môn đủ số lượng, đạt tiêu chuẩn với trang thiết bị đồng bộ và hiện đại;
b) Tăng cường đầu tư, mua sắm các thiết bị dạy học đồng bộ và hiện đại phục vụ cho việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu, đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá của giáo viên và việc học tập, làm quen nghiên cứu khoa học của học sinh; nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin, truyền thông và internet; xây dựng hệ thống thông tin điện tử liên kết giữa các trường trung học phổ thông chuyên với các trường đại học và các cơ sở giáo dục có uy tín nước ngoài;
c) Phát triển hệ thống thư viện, thư viện điện tử, đầu tư mua sách, tài liệu tham khảo, cập nhật thông tin về giáo dục trong và ngoài nước; xây dựng thư viện câu hỏi, bài tập, đề kiểm tra, đề thi quốc gia, quốc tế; … đáp ứng yêu cầu tham khảo của giáo viên và học sinh;
d) Tập trung đầu tư trọng điểm 15 trường trung học phổ thông chuyên, đảm bảo có cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ và hiện đại, có chất lượng giáo dục ngang tầm với các trường trung học tiên tiến trong khu vực, quốc tế;
đ) Tăng cường huy động các nguồn lực từ hợp tác quốc tế, thu hút đầu tư nước ngoài vào giáo dục để xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường phương tiện, trang thiết bị dạy học hiện đại cho các trường trung học phổ thông chuyên.
2. Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý trong các trường trung học phổ thông chuyên.
a) Bổ sung, hoàn thiện các quy định về cơ cấu, định mức giáo viên, nhân viên; về công tác tuyển dụng, luân chuyển giáo viên trường trung học phổ thông chuyên; ban hành quy định về tiêu chuẩn giáo viên, cán bộ quản lý trường trung học phổ thông chuyên trên cơ sở chuẩn nghề nghiệp giáo viên, chuẩn hiệu trưởng trường trung học và các quy định khác về giáo viên, cán bộ quản lý trường trung học phổ thông;
b) Tiến hành rà soát, đánh giá, sắp xếp lại đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên để có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng nhằm đảm bảo đủ số lượng, cân đối về cơ cấu và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực làm việc;
c) Chú trọng xây dựng đội ngũ giáo viên đầu đàn về hoạt động chuyên môn trong hệ thống trường trung học phổ thông chuyên, tạo điều kiện giúp họ trở thành những nhân tố tích cực, là tấm gương trong việc rèn luyện đạo đức, tự học, sáng tạo và xây dựng mạng lưới hoạt động của đội ngũ này trên toàn quốc;
d) Tăng cường công tác bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, tin học và ngoại ngữ cho cán bộ quản lý, giáo viên trường trung học phổ thông chuyên.
- Định hướng nội dung bồi dưỡng giáo viên trung học phổ thông chuyên phù hợp với từng giai đoạn. Tăng cường việc bồi dưỡng cho cán bộ quản lý về kiến thức, kỹ năng quản lý; bồi dưỡng cho giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, nâng cao năng lực phát triển chương trình, tài liệu môn chuyên, năng lực tổ chức các hoạt động giáo dục;
- Tổ chức các khóa bồi dưỡng tiếng Anh, tin học cho cán bộ quản lý, giáo viên; đưa đi bồi dưỡng tiếng Anh tại nước ngoài các giáo viên giảng dạy tiếng Anh trong các trường trung học phổ thông chuyên;
- Tổ chức các khóa đào tạo ngắn, dài hạn trong, ngoài nước về giảng dạy bằng tiếng Anh cho giáo viên dạy các môn toán, vật lí, hóa học, sinh học, tin học, để từng bước thực hiện dạy học các môn học này bằng tiếng Anh trong các trường trung học phổ thông chuyên;
- Xây dựng các diễn đàn trên internet để giáo viên và học sinh trao đổi kinh nghiệm giảng dạy và học tập; tổ chức các hội thảo trao đổi kinh nghiệm giữa các trường trung học phổ thông chuyên với các cơ sở giáo dục trong, ngoài nước có đào tạo, bồi dưỡng học sinh năng khiếu.
3. Đổi mới chương trình, tài liệu dạy học và tuyển sinh, thi học sinh giỏi trong các trường trung học phổ thông chuyên.
a) Đổi mới chương trình, tài liệu dạy học
- Chương trình giáo dục trong trường trung học phổ thông chuyên xây dựng theo hướng hiện đại, tiếp cận với trình độ tiên tiến khu vực và thế giới; nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục thể chất và bồi dưỡng nhân cách người học; tạo điều kiện để học sinh phát triển toàn diện, chuyên sâu một lĩnh vực, giỏi tin học và ngoại ngữ; phát triển năng lực tư duy độc lập, sáng tạo; kỹ năng thực hành, tăng khả năng hoạt động thực tiễn;
- Biên soạn khung tài liệu chuyên sâu giảng dạy các môn chuyên; tài liệu hướng dẫn phát triển chương trình các môn chuyên; tài liệu phục vụ cho việc thực hiện giảng dạy bằng tiếng Anh các môn toán, vật lí, hóa học, sinh học, tin học; tài liệu về tổ chức các hoạt động giáo dục nhằm bồi dưỡng năng khiếu theo lĩnh vực chuyên như: khoa học tự nhiên, khoa học xã hội, quản lý…;
- Lựa chọn giới thiệu một số chương trình, tài liệu dạy học tiên tiến của nước ngoài để các trường trung học phổ thông chuyên tham khảo, vận dụng.
b) Đổi mới phương thức tuyển sinh, thi học sinh giỏi
- Xây dựng các quy định về tuyển sinh vào trường trung học phổ thông chuyên theo hướng kết hợp giữa thi tuyển và xét tuyển. Từng bước áp dụng phương pháp phát hiện năng khiếu, xác định chỉ số thông minh, chỉ số sáng tạo trong việc tuyển sinh vào trung học phổ thông chuyên;
- Bổ sung, hoàn thiện quy định về sàng lọc học sinh các trường trung học phổ thông chuyên để hàng năm, từng học kỳ có thể tuyển chọn bổ sung những học sinh có năng khiếu thực sự và chuyển những học sinh không đủ điều kiện học trong các trường trung học phổ thông chuyên ra các trường trung học phổ thông khác;
- Nghiên cứu đổi mới việc tổ chức thi học sinh giỏi, tuyển chọn, bồi dưỡng đội tuyển dự thi Olympic quốc tế và khu vực; tăng cường các kỳ thi mang tính chất giao lưu giữa các trường trung học phổ thông chuyên thuộc các vùng trên cả nước.
4. Xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách đặc thù đối với nhà trường, cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh các trường trung học phổ thông chuyên.
a) Bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm tăng cường định mức đầu tư hàng năm về nhân lực và tài chính cho các trường trung học phổ thông chuyên;
b) Xây dựng chính sách ưu tiên đối với giáo viên trực tiếp giảng dạy các môn chuyên, giáo viên có học sinh đoạt giải trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế và tỷ lệ đỗ đại học cao; chính sách thu hút giáo viên chất lượng cao tham gia giảng dạy trong các trường trung học phổ thông chuyên, đặc biệt là giáo viên nước ngoài tham gia dạy ngoại ngữ;
c) Xây dựng chính sách phù hợp đối với học sinh có năng khiếu nổi bật, đạt giải trong các kỳ thi quốc gia, quốc tế như: chế độ học bổng, học vượt lớp, cử đi đào tạo tại các cơ sở giáo dục đại học có uy tín ở nước ngoài;
d) Xây dựng cơ chế chính sách khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi về hợp tác quốc tế giữa các trường trung học phổ thông chuyên với các cơ sở giáo dục nước ngoài;
đ) Khuyến khích các địa phương có chính sách ưu đãi, tôn vinh đối với giáo viên, cán bộ quản lý có thành tích xuất sắc trong công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh năng khiếu;
e) Khuyến khích, tạo điều kiện để các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp đầu tư phát triển trường trung học phổ thông chuyên theo tinh thần Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường.
5. Tăng cường công tác quản lý đối với hệ thống các trường trung học phổ thông chuyên.
a) Tuyên truyền làm thay đổi nhận thức của các cấp chính quyền, các cơ quan quản lý giáo dục, cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh và xã hội về mục tiêu phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên trong giai đoạn mới;
b) Tăng cường công tác chỉ đạo, quản lý các trường trung học phổ thông chuyên ở các cấp quản lý giáo dục; xây dựng hệ thống thông tin quản lý các trường trung học phổ thông chuyên trong cả nước;
c) Tăng cường quyền chủ động về quản lý nhân sự, tài chính, tuyển sinh, quản lý chuyên môn, công tác xã hội hóa giáo dục để phát huy có hiệu quả nhất cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên có chất lượng cao trong các trường trung học phổ thông chuyên;
d) Tăng cường việc đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục trong trường trung học phổ thông chuyên:
- Xây dựng tiêu chí, phương pháp, quy trình đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục trên cơ sở các quy định chung, để đánh giá một cách khoa học, khách quan, công bằng, chính xác chất lượng trường học, cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, tạo động lực nâng cao chất lượng giáo dục trong hệ thống các trường trung học phổ thông chuyên;
- Tổ chức việc đánh giá hàng năm, định kỳ chất lượng giáo dục của các trường trung học phổ thông chuyên trên toàn quốc.
đ) Tổ chức theo dõi việc học tập của các cựu học sinh chuyên ở trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ và việc sử dụng sau tốt nghiệp. Hình thành câu lạc bộ các cựu học sinh của trường trung học phổ thông chuyên.
6. Tăng cường hợp tác quốc tế trong việc phát triển hệ thống trường trung học phổ thông chuyên
a) Đẩy mạnh hợp tác về đào tạo, nghiên cứu với các cơ sở giáo dục có uy tín nước ngoài nhằm học tập, trao đổi những kinh nghiệm tốt về công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, phát triển năng khiếu của học sinh; chú trọng hợp tác về xây dựng chương trình, tài liệu dạy học, bồi dưỡng giáo viên và đào tạo học sinh năng khiếu;
b) Tăng cường cơ hội để giáo viên, học sinh các trường trung học phổ thông chuyên được tham quan, giao lưu, học tập tại các cơ sở giáo dục có uy tín ở nước ngoài.
II. Quan điểm của Đảng bộ, Uỷ ban nhân dân, Sở giáo dục tỉnh Thái Bình và Ban giám hiệu trường THPT Chuyên Thái Bình.
Trên cơ sở đề án phát triển trường Chuyên giai đoạn 2010 - 2020 của thủ tướng chính phủ, Đảng bộ, uỷ ban nhân dân, sở giáo dục tỉnh Thái Bình và ban giám hiệu trường THPT Chuyên Thái Bình xác định mục tiêu xây dựng trường THPT Chuyên Thái Bình thành một cơ sở giáo dục trung học có chất lượng giáo dục cao, đạt chuẩn quốc gia, có trang thiết bị dạy học đồng bộ, hiện đại đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ:
Phát hiện những học sinh có tư chất thông minh về một môn chuyên, hai môn chuyên hoặc một lĩnh vực chuyên, đồng thời đảm bảo thực hiện đầy đủ chương trình giáo dục cấp trung học với mục tiêu giáo dục toàn diện đáp ứng yêu cầu của đất nước trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập quốc tế.
Tổ chức, hướng dẫn học sinh làm quen với nghiên cứu khoa học, ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ phù hợp với điều kiện của trường và tâm sinh lý học sinh.
Hợp tác với các cơ sở giáo dục, nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước trong cùng một lĩnh vực chuyên môn để phục vụ việc nâng cao chất lượng đào tạo.
Để thực hiện mục tiêu chung do Đảng Bộ, uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở giáo dục tỉnh Thái Bình giao cho, ban giám hiệu trường THPT Chuyên Thái Bình đã xây dựng "đề án phát triển trường THPT Chuyên Thái Bình đến năm 2015, định hướng đến năm 2020" trình lên Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Bình và đã được phê duyệt năm 2011. Theo đó nhà trường đã xác định những mục tiêu cụ thể làm cơ sở cho quá trình phấn đấu đưa trường THPT Chuyên Thái Bình trở thành trường đạt chuẩn Quốc gia vào năm 2015.
Mở rộng quy mô về số lượng học sinh: Phấn đấu năm học 2013 - 2014 quy mô nhà trường có 1425 học sinh với 39 lớp. Đến năm 2020 quy mô nhà trường sẽ là 1455 học sinh (chiếm 2% học sinh THPT trong toàn tỉnh).
Từ sau năm 2015, trường THPT Chuyên Thái Bình đạt chuẩn Quốc gia và có chất lượng giáo dục cao. Ưu tiên việc mở rộng diện tích, đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học đồng bộ, hiện đại, đáp ứng đủ 40 phòng học, 11 phòng bộ môn, có đầy đủ các khối phục vụ học tập và hiệu bộ theo quy định của trường chuẩn Quốc gia.
Phát triển đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý đảm bảo đủ định mức 2,35 giáo viên/ lớp, hợp lý về cơ cấu và đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp; Nâng tỷ lệ giáo viên, cán bộ quản lý có trình độ thạc sĩ lên 50%, có từ 3 - 5 giáo viên làm nghiên cứu sinh; đồng thời với việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và khả năng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục. Đến năm 2015, có 100% cán bộ quản lý, giáo viên giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ, sử dụng thành thạo tin học và thiết bị dạy học hiện đại; 10% trở lên giáo viên sử dụng thành thạo tiếng anh trong giảng dạy và giao tiếp.
Tạo sự chuyển biến cơ bản về chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thế giới. Phấn đấu đến năm 2015, có ít nhất 70% học sinh xếp loại học lực giỏi, 70% học sinh giỏi, khá về tin học, 30% học sinh đạt bậc 3 về ngoại ngữ theo tiêu chí do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ Châu Âu ban hành. Đến năm 2020 có ít nhất 90% học sinh xếp loại học lực giỏi, 90% học sinh giỏi, khá về tin học, 50% học sinh đạt bậc 3 về ngoại ngữ theo tiêu chí do Hiệp hội các tổ chức khảo thí ngoại ngữ Châu Âu ban hành. Hàng năm, tỷ lệ học sinh giỏi Quốc gia đạt từ 80% trở lên, 100% đội tuyển đạt giải và có học sinh dự thi quốc tế.
Đến năm 2015, có 30% học sinh tốt nghiệp THPT được đào tạo ở các lớp cử nhân tài năng, kỹ sư chất lượng cao của các trường đại học chât lượng cao trong nước và các trường đại học có uy tín ở nước ngoài và đạt 50% vào năm 2020.
Xây dựng trường THPT Chuyên thành mô hình mẫu về công tác quản lý các hoạt động chuyên môn, đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá trên địa bàn toàn tỉnh.
Tạo cơ hội hợp tác giữa nhà trường với các cơ sở giáo dục, đào tạo học sinh giỏi có uy tín nhằm trao đổi kinh nghiệm về tuyển chọn, bồi dưỡng và phát triển năng khiếu học sinh; đồng thời thu hút nguồn lực vào sự phát triển của nhà trường
Xây dựng cơ chế đặc thù đối với trường THPT Chuyên, các chính sách học bổng theo quyết định số 44/QĐ-BGDĐT ngày 15/8/2007 của Bộ GD và ĐT. Những học sinh đạt giải Quốc gia được UBND tỉnh tặng bằng khen.
Ngay từ thời phong kiến, nhà nước đã xác định "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia", vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nhân tài là một nhiệm vụ then chốt trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.Ngày nay, trước xu hướng toàn cầu hoá, yêu cầu hội nhập kinh tế, việc đào tạo, bồi dưỡng nhân tài ngày càng trở nên bước thiết hơn.
Trước yêu cầu của xã hội và chủ trương, chính sách của nhà nước, trường THPT Chuyên Thái Bình đã xây dựng cho mình những mục tiêu cụ thể mang tính chất định hướng cho sự phát triển của nhà trường trong những năm tiếp sau. Những mục tiêu, định hướng mà nhà trường vạch ra để phát triển trường THPT Chuyên Thái Bình thành một cơ sở giáo dục trung học có chất lượng cao đòi hỏi cần có sự nỗ lực của các cấp các ngành và của toàn xã hội đặc biệt là sự cống hiến không mệt mỏi của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong nhà trường.

Phụ lục: Những hình ảnh hoạt động của nhà trường
1. Một số hình ảnh của nhà trường và Ban giám hiệu qua từng thời kì lịch sử.
2. Hoạt động của Đảng ủy.
3. Hoạt động của Công đoàn.
4. Hoạt động của các tổ, nhóm chuyên môn và các đoàn thể khác.
5. Nguồn hấp dẫn lớn từ những bức chân dung.
6. Cảm nghĩ của các thế hệ học sinh về Trường THPT Chuyên Thái Bình.

Tác giả bài viết: Nhóm Sử

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây