HỎI – ĐÁP VỀ KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA

Thứ tư - 08/10/2014 21:58

HỎI – ĐÁP VỀ KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA

Nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao nhận thức về Kì thi THPT quốc gia; đồng thời giải đáp các băn khoăn, thắc mắc liên quan đến công tác tổ chức thi và quyền lợi của các thí sinh dự thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) biên soạn tài liệu Hỏi – Đáp về Kì thi Trung học phổ thông quốc gia trên cơ sở ý kiến trao đổi, góp ý của các chuyên gia giáo dục trong quá trình xây dựng phương án thi...
HỎI – ĐÁP VỀ KỲ THI
 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA
 
          Nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao nhận thức đối với đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục, giảng viên, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và những người quan tâm muốn tìm hiểu về Kì thi THPT quốc gia; đồng thời giải đáp các băn khoăn, thắc mắc liên quan đến công tác tổ chức thi và quyền lợi của các thí sinh dự thi, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) biên soạn tài liệu Hỏi – Đáp về Kì thi Trung học phổ thông quốc gia trên cơ sở ý kiến trao đổi, góp ý của các chuyên gia giáo dục trong quá trình xây dựng phương án thi; các vấn đề được đặt ra trong các hội nghị bàn về thi, tuyển sinh của khối giáo dục phổ thông và khối các trường ĐH, CĐ; các câu hỏi thực tế của bạn đọc trong và ngoài ngành Giáo dục được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng.


CÁC CÂU HỎI ĐẶT RA

Câu 1. Bộ GDĐT đổi mới thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ bằng cách tổ chức Kì thi THPT quốc gia từ năm 2015 dựa trên cơ sở nào?

Câu 2. Mục đích, nguyên tắc và những yêu cầu cơ bản của Kì thi THPT quốc gia?

Câu 3. Những đổi mới căn bản nhất của Kì thi THPT quốc gia?

Câu 4. Có ý kiến cho rằng chỉ nên giữ lại Kì thi tuyển sinh ĐH, CĐ, không nên tổ chức Kì thi tốt nghiệp THPT mà chỉ xét tốt nghiệp THPT. Quan  điểm của Bộ GDĐT như thế nào về ý kiến này?

Câu 5. Việc tổ chức Kì thi THPT quốc gia có phát sinh tốn kém cho thí sinh so với các kì thi những năm qua?

Câu 6. Năm 2016, Bộ GDĐT có  đổi mới gì vềKì thi THPT quốc gia nữa hay không?

Câu 7. Bộ GDĐT có tính  đến quyền lợi của thí sinh,  đối tượng bị tác  động nhiều nhất trong đổi mới thi cử?

Câu 8. Từ nay đến tháng 6 năm sau, Bộ GDĐT dự kiến sẽ phải làm những công việc lớn nào để chuẩn bị cho khâu tổ chức Kì thi?

Câu 9. Khi nào Bộ GDĐT công bố“Quy chế tuyển sinh 2015”?

Câu 10. Vai trò của các cơ sở giáo dục  đại học, các sở GDĐT, UBND các tỉnh, thành phố trong việc tổ chức Kì thi THPT quốc gia?

Câu 11. Với việc ngoài 3 môn thi bắt buộc, thí sinh được tựchọn các môn thi trong số các môn tự chọn có thể dẫn đến tình trạng học sinh học lệch không?

Câu 12. Những thí sinh  đăng kí dự thi tại cụm thi do Sở GDĐT chủ trì có còn cơ hội để vào học ởcác trường ĐH, CĐ hay không?

Câu 13. Ngoài 8 môn thi của Bộ  ấn  định trong Kì thi THPT quốc gia thì các trường  ĐH, CĐ thi tuyển các môn năng khiếu như hội hoạ, múa, hát, diễn kịch, thể dục thể thao vào thời điểm nào?

Câu 14.  Các trường  được phép tựchủvềtuyển sinh, tổchức các kì kiểm tra bổ sung như phỏng vấn, kiểm tra năng khiếu, bài viết luận, xét học bạ  ở bậc phổ thông... Vậy các trường có tổ chức thi các môn  đã tổ chức thi trong Kì thi THPT quốc gia hay không?

Câu 15. Em có định hướng học theo khối B, thi vào Trường  Đại học Y, nhưng Kì thi THPT quốc gia em phải làm bài thi  đến 5 môn: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và chọn thêm Hoá học, Sinh học  để  được công nhận tốt nghiệp THPT và tuyển sinh vào Trường  Đại học Y. Như vậy có mâu thuẫn với chủ trương của Bộ là giảm áp lực cho thí sinh không?

Câu 16. Hiện nay nhiều thí sinh lo lắng ngoài các môn thi theo khối vào ĐH mà các em lựa chọn từ trước, các em sẽ phải thi thêm một số môn khác, trong khi đó các em không  đầu tư học những môn này nhiều. Ví dụ thí sinh khối A thì không chú trọng học môn Ngữ văn, Ngoại ngữ. Nếu  đề thi của kì thi chung khó như  đề  đại học thì các em không thể làm bài tốt được. Xin giải thích thêm về điều này?

Câu 17.  Đối với những thí sinh thi từ những năm trước chưa  đạt kết quả, năm 2015 thi lại thì phải thi những môn nào của Kì thi THPT quốc gia?

Câu 18. Tại sao trong khi  đang thực hiện  Đề án dạy và học ngoại ngữ mà Bộ lại cho phép học sinh được dùng chứng chỉ ngoại ngữ  để thay thế môn thi? Theo quy định, những học sinh chưa  được học ngoại ngữ hoặc học trong  điều kiện không đảm bảo chất lượng dạy và học thì không bắt buộc phải thi môn ngoại ngữ,  được chọn môn thi thay thế; vậy thế nào là dạy học trong điều kiện không đảm bảo chất lượng?

Câu 19. Những chứng chỉ nào sẽ  được sử dụng để miễn thi ngoại ngữcho xét công nhận tốt nghiệp THPT?

Câu 20. Đềthi được thiết kế như thế nào để đạt được mục đích của Kì thi và đánh giá được toàn diện thí sinh?

Câu 21. Việc tổ chức cụm thi do trường  ĐH chủ trì và cụm thi do SởGDĐT chủ trì, có thể tạo ra sự không công bằng trong kết quả tốt nghiệp THPT giữa các  địa phương, khi mà nơi thì coi thi rất chặt chẽ, nghiêm túc (cụm thi do các trường ĐH chủ trì), nơi thì coi thi có thể sẽ dễ dãi hơn (cụm thi do Sở GDĐT chủ trì). Bộ GDĐT sẽ giải quyết như thế nào để đảm bảo Kì thi khách quan, công bằng cho tất cả thí sinh?

Câu 22. Sẽcó khoảng bao nhiêu thí sinh thi tại một cụm thi? Các cụm thi được thành lập dựa theo những tiêu chí nào để đáp ứng yêu cầu của Kì thi?

Câu 23. Xin cho biết những  điểm kế thừa,  đổi mới  để tổ chức một kì thi thực sự nghiêm túc, kết quả có độ tin cậy cao?

Câu 24. Học sinh có cần bổ sung kiến thức mới không? Có hướng dẫn gì trong việc ôn tập để tham dự kì thi không?

Câu 25. Cách thức xét công nhận tốt nghiệp THPT  ở kì thi này có gì khác so với năm 2014? Ý nghĩa và cách tính ngưỡng  điểm tối thiểu xét tốt nghiệp và ngưỡng điểm tối thiểu xét vào ĐH, CĐ?

Câu 26. Với phương án thi mới liệu có làm giảm tỉ lệ  đỗ tốt nghiệp THPT? Nếu tỉ lệ tốt nghiệp thấp, liệu có tổ chức thi lần 2, lần 3?

Câu 27. Những  đổi mới trong Kì thi THPT quốc gia có liên quan như thế nào  đối với công tác tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ?

Câu 28. Quyền tự chủ của các trường  ĐH, CĐ và quyền chủ  động của thí sinh trong tuyển sinh được thực hiện như thế nào khi sử dụng kết quả của Kì thi THPT quốc gia?

Câu 29. Việc tổ chức Kì thi THPT quốc gia có mâu thuẫn và chồng chéo với  Đề án tuyển sinh riêng của các trường ĐH, CĐ không?

Câu 30. Bộ GDĐT có quy định mỗi thí sinh  được  đăng ký bao nhiêu nguyện vọng để dự tuyển vào ĐH, CĐ không?

Câu 31. Thời gian tổ chức thi của các trường tuyển sinh riêng được quy  định như thế nào? Bộ GDĐT có khống chế số lượng trường tổ chức kiểm tra bổ sung  để xét tuyển vào ĐH, CĐ không?

Câu 32. Việc xét tuyển vào  ĐH, CĐ là lấy  điểm 4 môn thi tối thiểu  để xét hay tuỳ vào trường ĐH, CĐmà lựa chọn điểm của từng môn theo yêu cầu để xét tuyển.

Câu 33. Bộ GDĐT có quy  định gì dành cho thí sinh thi liên thông (chưa  đủ 36 tháng sau khi tốt nghiệp) tham dự Kì thi?

Câu 34. Các trường ĐH, CĐ nếu không có Đề án tuyển sinh riêng, khi thiếu nguồn tuyển có được phép gửi giấy gọi tới các thí sinh thi  ở cụm thi do Sở GDĐT chủ trì đạt điểm trên ngưỡng xét vào ĐH, CĐ hay không?

Câu 35. Trong Kì thi THPT quốc gia, các chế  độ  ưu tiên (theo khu vực, theo  đối tượng, thí sinh đoạt giải quốc gia, quốc tế...) có tiếp tục  được thực hiện như trong kì thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2014 không?

Câu 36. Công tác thanh tra, kiểm tra trong Kì thi THPT quốc gia sẽ  được tiến hành như thế nào?

Câu 37. Theo thông lệ, thí sinh tham dựkì thi tốt nghiệp THPT thì không phải đóng lệ phí, thí sinh thi ĐH, CĐ phải  đóng lệ phí; vậy các thí sinh tham dự Kì thi THPT quốc gia từ năm 2015 có phải đóng lệ phí không?

Câu 38. Những thí sinh thi tại cụm thi do Sở GDĐT chủ trì và  được cấp bằng tốt nghiệp THPT năm 2015 có được tham dự Kì thi THPT quốc gia năm 2016 để xét tuyển sinh vào ĐH, CĐ không? Nếu được thì sẽ phải thi những môn thi nào?

Để biết thêm chi tiết về các câu trả lời, xin quý thầy sô và các bạn học sinh tải về từ:
Tài liệu Hỏi - Đáp về Kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia

Tác giả bài viết: NTS

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây