Thông báo số 01 về cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp trường THPT Chuyên Thái Bình năm học 2013-2014

Thứ bảy - 28/09/2013 23:47

Thông báo số 01 về cuộc thi khoa học kỹ thuật cấp trường THPT Chuyên Thái Bình năm học 2013-2014

Nhằm khuyến khích học sinh trường THPT Chuyên Thái Bình nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn, tạo cơ hội để các em giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật của mình… nhà trường đã phát động học sinh toàn trường đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật...
Thực hiện sự chỉ đạo của Sở Giáo dục & Đào tạo Thái Bình, nhằm khuyến khích học sinh trường THPT Chuyên Thái Bình nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đề thực tiễn, tạo cơ hội để các em giới thiệu kết quả nghiên cứu khoa học kỹ thuật của mình… nhà trường đã phát động học sinh toàn trường đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật từ đó cho ra đời những dự án khoa học kỹ thuật có giá trị tham gia cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp tỉnh, cấp quốc gia năm học 2013-2014.
 

Hình ảnh của cuộc thi khoa học, kĩ thuật cấp quốc gia năm học 2012-2013

Mỗi lớp phải có ít nhất 01 dự án khoa học kỹ thuật của 01 học sinh-dự án cá nhân hoặc của nhóm không quá 03 học sinh-dự án tập thể và nộp về văn phòng Đoàn trường trước ngày 20-10-2013 để thẩm định.
 
Có 17 nhóm lĩnh vực mà học sinh THPT Chuyên Thái Bình có thể lựa chọn để nghiên cứu, sáng tạo. Đó là:

TT Nhóm lĩnh vực Các lĩnh vực cụ thể
1    Khoa học động vật Phát triển; Sinh thái; Di truyền; Chăn nuôi; Bệnh lý học; Sinh lý học; Phân loại học; Lĩnh vực khác
2    Khoa học xã hội và hành vi Tâm lý học Phát triển và lâm sàng; Tâm lý học nhận thức; Tâm lý học; Xã hội học; lĩnh vực khác
3    Hoá sinh Hoá sinh tổng hợp; Trao đổi chất; Hoá sinh cấu trúc; Lĩnh vực khác
4    Sinh học tế bào và Phân tử Sinh học tế bào; Di truyền tế bào và phân tử; Hệ miễn dịch; Sinh học phân tử; Lĩnh vực khác
5    Hoá học Hoá học phân tích; Hoá học vô cơ; Hoá học hữu cơ; Hoá học vật chất; Hoá học tổng hợp; Lĩnh vực khác
6    Khoa học máy tính Thuật toán, Cơ sở dữ liệu; Trí tuệ nhân tạo; Hệ thống thông tin; Khoa học điện toán, Đồ hoạ máy tính; Lập trình phần mềm, Ngôn ngữ lập trình; Hệ thống máy tính, Hệ điều hành; Lĩnh vực khác
7    Khoa học Trái đất và hành tinh Khí tượng học, Thời tiết; Địa hoá học, Khoáng vật học; Cổ sinh vật học; Địa vật lý; Khoa học hành tinh; Kiến tạo địa chất; Lĩnh vực khác
8    Kỹ thuật: Vật liệu và công nghệ sinh học Công nghệ sinh học; Dự án xây dựng; Cơ khí hoá chất; Cơ khí công nghiệp, chế xuất;Cơ khí vật liệu;Lĩnh vực khác
9    Kỹ thuật: Kỹ thuật điện và cơ khí Kỹ thuật điện, Kỹ thuật máy tính, Kiểm soát; Cơ khí; Nhiệt động lực học, Năng lượng mặt trời; Rô-bốt; Lĩnh vực khác
10          Năng lượng và vận tải Hàng không và kỹ thuật hàng không, Khí động lực học; Năng lượng thay thế; Năng lượng hoá thạch; Phát triển phương tiện; Năng lượng tái sinh; Lĩnh vực khác
11          Khoa học môi trường Ô nhiễm không khí và chất lượng không khí; Ô nhiễm đất và chất lượng đất; Ô nhiễm nguồn nước và chất lượng nước; Lĩnh vực khác
12          Quản lý môi trường Khôi phục sinh thái; quản lý hệ sinh thái; Kỹ thuật môi trường; Quản lý nguồn tài nguyên đất, Lâm nghiệp; Tái chế, Quản lý chất thải; Lĩnh vực khác
13          Toán học Đại số học; Phân tích; Toán học ứng dụng; Hình học; Xác suất và Thống kê; Lĩnh vực khác
14          Y khoa và khoa học sức khoẻ Chẩn đoán bệnh và chữa bệnh; Dịch tễ học; Di truyền học; Sinh học Phân tử; Sinh lý học và Bệnh lý học; Lĩnh vực khác
15          Vi trùng học Kháng sinh, Thuốc chống vi trùng; Nghiên cứu vi khuẩn; Di truyền vi khuẩn; Siêu vi khuẩn học; Lĩnh vực khác
16          Vật lý và thiên văn học Thiên văn học; Nguyên tử, Phân từ, Chất rắn; Vật lý sinh học; Thiết bị đo đạc và điện tử; Từ học và điện từ học; Vật lý hạt nhân và Phần tử; Quang học, Laze, Maze; Vật lý lý thuyết, Thiên văn học lý thuyết hoặc Điện toán; Lĩnh vực khác
17          Khoa học thực vật Nông nghiệp và nông học; Phát triển; Sinh thái; Di truyền; Quang hợp; Sinh lý học thực vật (Phân tử, Tế bào, Sinh vật); Phân loại thực vật, Tiến hoá; Lĩnh vực khác

Khi nghiên cứu khoa học, sáng tạo kỹ thuật để xây dựng và hoàn thiện dự án, các bạn học sinh cần lưu ý hai điều sau đây:

Thứ nhất, những vật không được phép trưng bày tại cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học:
     1.     Sinh vật còn sống (bao gồm cả động vật và thực vật).
     2.     Mẫu đất, cát, đá, chất thải.
     3.     Xác động vật hoặc một bộ phận xác động vật được nhồi bông.
     4.     Động vật có xương sống và không có xương sống được bảo vệ.
     5.     Thức ăn cho người và động vật.
     6.     Các bộ phận của người, động vật hay chất lỏng của cơ thể người, động vật (ví dụ: máu, nước tiểu).
     7.     Nguyên liệu thực vật (còn sống, đã chết hay được bảo vệ) trong trạng thái sống, chưa chế biến (Ngoại trừ vật liệu xây dựng sử dụng trong thiết kế dự án và trưng bày).
     8.     Tất cả các hóa chất kể cả nước (Các dự án không sử dụng nước dưới mọi hình thức để chứng minh).
     9.     Tất cả các chất độc hại và thiết bị nguy hiểm (ví dụ: chất độc, ma túy, súng, vũ khí, đạn dược, thiết bị laze).
     10.  Nước đá hoặc chất rắn thăng hoa khác.
     11.  Đồ dùng sắc nhọn (ví dụ: xylanh, kim, ống nghiệm, dao).
     12.  Chất gây cháy hay các vật liệu dễ cháy.
     13.  Pin hở đầu.
     14.  Kính hay vật thể bằng kính trừ trường hợp hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi coi là một cấu phần cần thiết của dự án (ví dụ, kính như một phần cấu thành của một sản phẩm thương mại như màn hình máy tính).
     15. Ảnh hay các bài trình diễn trực quan mô tả động vật có xương sống lúc bị mổ xẻ hay đang được xử lý trong phòng thí nghiệm.
     16.  Phần thưởng, huy chương, danh thiếp, cờ, lô gô, bằng khen và hay bằng ghi nhận (đồ họa hay bằng văn bản), trừ những thứ thuộc dự án.
     17.  Địa chỉ bưu chính, website và địa chỉ e-mail, điện thoại, số fax của thí sinh.
     18.  Tài liệu hay bản mô tả công trình của những năm trước đó. Ngoại lệ, tiêu đề của công trình được trưng bày trong gian có thể đề cập năm của công trình đó (ví dụ: “Năm thứ hai của nghiên cứu tiếp diễn”).
     19.  Bất cứ dụng cụ nào bị hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi coi là không an toàn (ví dụ: thiết bị tạo tia nguy hiểm, bình nén khí,...

Hình ảnh của cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia năm học 2012-2013
 
Thứ hai, tiêu chí đánh giá dự án dự thi là:
     1. Khả năng sáng tạo (30 điểm)
     a) Dự án cho thấy khả năng sáng tạo và độc đáo qua:
 - Những câu hỏi, vấn đề nghiên cứu được đưa ra;
 - Phương pháp tiếp cận để giải quyết vấn đề đặt ra;
 - Phân tích các dữ liệu;
 - Giải thích của dữ liệu;
 - Xây dựng hoặc thiết kế thiết bị mới.
     b) Sáng tạo trong điều tra nghiên cứu giúp trả lời câu hỏi đặt ra một cách độc đáo.
     c) Sáng tạo trong việc phát triển phương pháp nghiên cứu hiệu quả, tin cậy để giải quyết vấn đề. Khi đánh giá dự án, cần phân biệt rõ giữa sự yêu thích công nghệ đơn thuần và sự khéo léo, sáng tạo. 
     2. Ý tưởng khoa học (30 điểm)
     a) Đối với dự án khoa học
 - Vấn đề nghiên cứu được nêu rõ, không gây hiểu nhầm.
 - Vấn đề nghiên cứu được giới hạn để phù hợp cho phương pháp nghiên cứu.
 - Có chuẩn bị kế hoạch theo từng bước để đạt đến giải pháp không ?
 - Các tham biến có được nhận ra và xác định rõ không ?
 - Nếu các kiểm soát là cần thiết, thí sinh, nhóm thí sinh có nhận ra sự cần thiết của sự kiểm soát và việc kiểm soát đã được thực hiện một cách chính xác không?
 - Có dữ liệu phù hợp để hỗ trợ kết luận không ?
 - Thí sinh, nhóm thí sinh có nhận ra hạn chế của dữ liệu không ?
 - Thí sinh, nhóm thí sinh có hiểu mối quan hệ giữa dự án với các nghiên cứu có liên quan không?
 - Thí sinh, nhóm thí sinh có ý tưởng cho việc tiếp tục nghiên cứu trong tương lai không?
 - Thí sinh, nhóm trích dẫn tài liệu khoa học, hay chỉ trích dẫn những tài liệu phổ biến (ví dụ, báo, tạp chí địa phương).
     b) Đối với dự án kĩ thuật
 - Mục tiêu của dự án có được xác định rõ ràng không?
 - Mục tiêu có liên quan đến nhu cầu sử dụng của con người không?
 - Giải pháp đưa ra có khả thi không ? Chấp nhận được đối với người sử dụng không ? Có lợi ích về mặt kinh tế không?
 - Giải pháp đưa ra có thể được sử dụng để thiết kế hay xây dựng sản phẩm cuối cùng không?
 - Giải pháp đưa ra có sự cải tiến đáng kể so với các lựa chọn hoặc các ứng dụng trước đây không?
 - Giải pháp đã được thử nghiệm sử dụng trong điều kiện thực tế hay chưa ?
     3. Tính thấu đáo (15 điểm)
 - Mục tiêu đạt được nằm trong phạm vi của ý định ban đầu hay không?
 - Làm thế nào giải quyết hoàn toàn vấn đề đặt ra trong năm nghiên cứu?
 - Kết luận đưa ra dựa trên một hay nhiều thử nghiệm ?
 - Việc ghi chép được thực hiện đầy đủ như thế nào ?
 - Thí sinh, nhóm thí sinh có biết những phương pháp tiếp cận khác hay lí thuyết khác không ?
 - Thí sinh, nhóm thí sinh đã dành bao nhiêu thời gian cho dự án ?
 - Thí sinh, nhóm thí sinh có tìm hiểu những kết quả nghiên cứu khoa học của lĩnh vực nghiên cứu không ?
     4. Kỹ năng (15 điểm)
 - Dự án nghiên cứu có yêu cầu kỹ năng thí nghiệm, tính toán, quan sát, thiết kế để có được dữ liệu không ?
 - Dự án được thực hiện ở đâu? (ví dụ ở nhà, phòng thí nghiệm của trường trung học, phòng thí nghiệm của trường đại học). Thí sinh, nhóm thí sinh có nhận được sự trợ giúp từ cha mẹ, giáo viên, nhà khoa học hay kỹ sư không?
 - Dự án được hoàn thành dưới sự giám sát của người lớn hay thí sinh/nhóm thí sinh tự thực hiện ?
 - Thiết bị được lấy từ đâu? Thiết bị do thí sinh, nhóm thí sinh tự thiết kế riêng hay đi mượn từ người khác hay thiết bị của phòng thí nghiệm của nhà trường?
     5. Tính rõ ràng, minh bạch (10 điểm)
 - Thí sinh, nhóm thí sinh có trình bày, giải thích rõ ràng mục đích, quy trình và kết luận của dự án không ?
 - Báo cáo viết có phải ánh thí sinh, nhóm thí sinh hiểu rõ công trình nghiên cứu không ?
 - Những giai đoạn quan trọng của dự án có được trình bày mạch lạc không ?
 - Số liệu có được trình bày rõ ràng không ?
 - Kết quả có được trình bày rõ ràng không ?
 - Bài trình bày có được rõ ràng, mạch lạc không ?
 - Thí sinh, nhóm thí sinh thực hiện tất cả các công việc của dự án hay có sự giúp đỡ của người khác?


 

 

 
 

Tác giả bài viết: ĐTN

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây